Bối cảnh Quốc-Cộng_nội_chiến_lần_thứ_hai

Ngay từ trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cả hai phe Cộng sản đảngQuốc dân đảng đã có những bất đồng sâu sắc, từng dẫn đến Nội chiến lần thứ nhất. Khi Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, hai bên tạm gác những xung đột để cùng hợp tác chống lại kẻ thù chung, dù sự hợp tác rất hạn chế, mỗi bên đều tìm cơ hội để tiêu diệt bên kia. Khi thời điểm quân Nhật chuẩn bị thua trận, kẻ thù chung của cả hai phe Cộng sản đảngQuốc dân đảng sắp biến mất, thì mâu thuẫn trong quá khứ của 2 bên bắt đầu xuất hiện trở lại.

Trong Chiến tranh Trung-Nhật, chính phủ Trung Hoa dân quốc tấn công quân Nhật trực tiếp từ khu vực phía Đông vùng hạ lưu sông Tùng Hoa cho đến Tây Nam Trung Quốc. Vì vậy trước khi quân Nhật đầu hàng, quân chủ lực Quốc dân quân tập trung hầu hết ở khu vực này. Ngoài ra, ở khu vực phía nam sông Trường Giang, tuyến đường sắt Quảng Châu - Hán Khẩu (Việt Hán lộ) về phía Đông có lực lượng địa phương Quốc dân quân thuộc Đệ tam Chiến khu bảo vệ. Ở khu vực Hoa BắcĐông Bắc, về danh nghĩa vẫn thuộc chính phủ Trung Hoa dân quốc kiểm soát, nhưng thực chất quyền kiểm soát thuộc chính phủ Uông Tinh Vệ thân Nhật.

Còn từ phía bắc sông Trường Giang và khu vực từ tuyến đường sắt Bắc Bình - Hán Khẩu (Bình Hán lộ) về phía đông không có lực lượng chính quy của chính phủ Trung Hoa dân quốc. Phía Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến tranh sử dụng chiến tranh du kích và tác chiến ở nông thôn, tổ chức phong trào chống Nhật Bản ở khu vực nông thôn trong khu vực chiếm đóng của Nhật Bản. Vì vậy, đến tháng 4 năm 1945, Đảng Cộng sản kiểm soát hầu hết các vùng nông thôn Bắc Trung Quốc, tổng dân số khoảng 95.5 triệu và xây dựng một chính quyền và quân đội riêng đối đầu lại chính quyền và quân đội Quốc dân Đảng.

Kể từ khi Quốc dân Đảng nắm chính phủ, quân Đồng Minh luôn coi đây là đại diện hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc. Chính phủ Mỹ về giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai cũng lo ngại về sự mạnh lên và ngày càng mở rộng của Phong trào Cộng sản, vì vậy chính phủ Trung Hoa dân quốc nhận được hỗ trợ trực tiếp của Mỹ ngày càng nhiều hơn trong chiến tranh. Ngoài ra, trước khi quân Nhật đầu hàng, chính phủ Trung Hoa dân quốc và Liên Xô đã ký cam kết về sự độc lập của Ngoại Mông và các cam kết liên quan đến lợi ích của Liên Xô tại khu vực Đông Bắc, để bảm đảm Liên Xô không hỗ trợ cho phía Đảng Cộng sản. Trong nước, chính phủ Trung Hoa dân quốc nhiều lần nhấn mạnh tính chính danh của chính phủ hợp pháp trong quá trình tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật.

Yếu tố trong nước

ngày 5 tháng 5 năm 1946 Quốc Dân chính phủ về Nam Kinh

Khi chiến tranh sắp kết thúc, hai Đảng tranh thủ chính trị, chủ động tìm kiếm hòa bình. Từ ngày 14 đến 23 tháng 8, Tưởng Giới Thạch gửi 3 điện mời Mao Trạch Đông tới Trùng Khánh để thảo luận vấn đề về tương lai đất nước. Ngày 25 tháng 8, phía Đảng Cộng sản ra phát biểu "Tuyên bố về tình hình chính trị hiện tại" (tiếng Trung: 对目前时局宣言; Hán-Việt: Đối mục tiền thì cục tuyên ngôn), yêu cầu chính phủ Trung Hoa dân quốc thừa nhận chính quyền dân bầu khu giải phóng, quân đội, đảng phái hợp pháp; triệu tập hội nghị các đảng phái thành lập chính phủ chung và chủ trương chính trị. Ngày 26, Mao Trạch Đông chính thức tham gia đàm phán hòa bình tại Trùng Khánh. Mặc dù cả hai bên đều tìm kiếm sự hòa bình, nhưng bất đồng vẫn còn,dẫn tới xung đột.

Ngay từ ngày 11 tháng 8 năm 1945, lãnh đạo chính phủ Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch nhận được tin quân Nhật chuẩn bị đầu hàng, đã yêu cầu Quốc dân quân "tích cực thúc đẩy" tái chiếm các khu vực kiểm soát của quân Nhật, đồng thời ngăn cảnh phía Đảng Cộng sản mở rộng vùng kiểm soát đang nằm trong tay quân Nhật và chính quyền Uông Tinh Vệ bằng mệnh lệnh "ở yên đợi lệnh". Phía Đảng Cộng sản từ chối lệnh "ở yên đợi lệnh" và yêu cầu Giải phóng quân phản công trên diện rộng, cố gắng mở rộng kiểm soát ở các vùng nông thôn rộng lớn, thậm chí ở một vài đô thị quan trọng.

tháng 9 năm 1945,Quân đội của Đảng Cộng sản mở chiến dịch Thượng đẳng

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng Hirohito phát biểu chấm dứt chiến tranh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng quân Đồng Minh tại Viễn Đông MacArthur ra chỉ thị, ngoài khu vực Đông Bắc (bấy giờ do Liên Xô kiểm soát), toàn bộ Trung Hoa đại lục, Đài Loan và vùng Đông Dương thuộc Pháp từ vĩ độ 16 trở lên sẽ do phía Quốc dân quân chịu trách nhiệm tiếp nhận việc đầu hàng của quân Nhật.

Phía Đảng Cộng sản lập tức phản đối quyết liệt. Chu Đức, Tư lệnh Giải phóng quân gửi thư đến đại sứ các nước Anh, Liên Xô, Hoa Kỳ tuyên bố phản đối quyết định việc tiếp nhận đầu hàng và giải giáp quân Nhật do một mình chính phủ Trung Hoa dân quốc thực hiện, đồng thời cáo buộc Tưởng Giới Thạch là "lãnh đạo phát xít", "chuyên quyền", "kẻ phản bội", "kích động cuộc nội chiến". Phía Đảng Cộng sản yêu cầu được quyền tiếp nhận đầu hàng và giải giáp quân Nhật ở các vùng Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Nam, nhưng bị bác bỏ.

Ngày 21 tháng 8, chính phủ Trung Hoa dân quốc tổ chức lễ tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản, kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, tại các khu vực do Đảng Cộng sản kiểm soát, chính quyền Cộng sản địa phương tổ chức tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, không tuân theo quy định của Đồng Minh, dẫn tới sự xung đột giữa 2 bên Quốc-Cộng tại khu vực Đông Bắc và phía Bắc.

Việc chuyển giao chính quyền ngay lập tức giữa chính phủ Trung Hoa dân quốc và phía Nhật Bản thực sự gặp nhiều khó khăn, vì vậy chính phủ Trung Hoa dân quốc đã sử dụng quân đội của chính quyền Uông Tinh Vệ vào công tác "duy trì trị an". Ngày 23 tháng 8, Tổng tư lệnh Lục quân Quốc dân quân Hà Ứng Khâm đã gửi thư cho Tư lệnh Chi Na phái khiển quân là tướng Okamura Yasuji, yêu cầu quân Nhật phải duy trì các vùng lãnh thổ chiếm đóng, đảm bảo giao thông trong khi chờ Quốc dân quân đến tiếp quản chuyển giao, kể cả tại các khu vực mới bị lực lượng Giải phóng quân chiếm giữ. Bấy giờ, tính đến ngày 26 tháng 8, lực lượng Giải phóng quân đã "chiếm được 59 thành phố và nhiều vùng nông thôn rộng lớn". Quân đội Nhật theo lệnh của chính phủ Trung Hoa dân quốc, đã phản công và đến cuối tháng 9 tái chiếm lại được 20 thành phố. Xung đột cũng bùng nổ khi Quốc dân quân và Giải phóng quân giao tranh trực tiếp tại Sơn TâyBắc Bình.

Tháng 9 năm 1945, các lãnh đạo Đảng Cộng sản quyết định từ bỏ khu vực kiểm soát từ Bình Hán lộ về phía Đông, chính thức đưa ra phương châm "hướng Bắc phát triển, hướng Nam phòng ngự", rút bớt lực lượng từ Giang Nam tiến lên Giang Bắc, dốc sức phát triển căn cứ địa ở Hoa Bắc và Đông Bắc.

Bát lộ quân (quân đội Cộng sản trong biên chế quân Quốc Dân) thuộc quân đội Đông Bắc do tướng Vạn Nghị, Lữ Chính Thao, Trương Học Tư, Quân khu Cách mạng Kí Nhiệt Liêu do Lý Vận Xương tiến quân vào Đông Bắc chuẩn bị tiếp nhận đầu hàng của Nhật Bản. Ngày 30 tháng 8, Bát lộ quân phối hợp với quân đội Liên Xô đánh chiếm Sơn Hải Quan. Tằng Khắc Lâm là đội quân tiên phong ở Đông Bắc đã tiếp nhận lượng lớn vũ khí và thành viên. Hoàng Khắc Thành thuộc Tân Tứ quân Sư đoàn 3.3 vạn quân bắt đầu ở phía Bắc từ tháng 9 tiến vào Đông Bắc vào tháng 11. Đồng thời La Vinh Hoàn dẫn quân từ Sơn Đông với khoảng 6 vạn tiến lên Đông Bắc tái chiếm các vùng đảo thuộc khu vực. Khu vực phía Nam Vương Chấn cũng đưa Lữ đoàn 359 lên Đông Bắc. Trước sau đạt được khoảng 10 vạn quân. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thành lập Cục Đông Bắc, và hơn 20 cán bộ cấp cao được gửi đến đây.

Chính quyền Quốc Dân yêu cầu quân đội Nhật Bản, "ngụy quân, ngụy quyền" phải "duy trì trật tự an ninh ở địa phương"... ở nhiều nơi, những tên "Hán gian" và quân đội của Chính quyền thân phát xít Nhật trước kia nay trở lại thành quan quân của Quốc Dân, gây ra sự bất mãn lan rộng. Sau khi kết thúc chiến tranh, tại một số nơi Quốc Dân đảng gây ra tình trạng tham nhũng dẫn tới sự oán giận lớn trong nhân dân. Thời gian ấy trong dân gian có nhiều câu như "Đẳng trung ương, phán trung ương,trung ương lai liễu cảnh tao ương" (chờ trung ương, đợi trung ương, trung ương gây tai họa) "Tiếp thu thành liễu kiếp thu". Quốc Dân đảng trong thời kỳ này còn gây ra sự cố 28 tháng 2 (hay còn được gọi sự kiện 228) gây ra thảm sát nghiêm trọng trên đảo Đài Loan.

Nền thống trị độc tài quân phiệt của tập đoàn tư bản quan liêu, đại diện cho quyền lợi của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, được thiết lập ở những vùng quân Tưởng chiếm đóng. Các nhà tư bản, quan quân đứng đầu là "4 họ" lớn (Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Khổng Tưởng Hi, Trần Lập Phu là đại diện) đã ra sức vơ vét, bóc lột tài sản của người dân. Chiếm đoạt hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp, của cải mà trước đây quân Nhật đã chiếm đoạt của người dân. Đến tháng 5/1946 cả "4 họ" này đã chiếm trên 80% tổng số tư bản sản nghiệp trong toàn quốc, nắm 2/3 số ngân hàng (2446/3489 ngân hàng) cả nước và số tài sản của "4 họ" trị giá 20 tỷ USD.

Nửa cuối năm 1945,xảy ra các cuộc xung đột giữa Quốc Cộng, danh sách xung đột chủ yếu Quốc Cộng:

  • Chiến dịch Thượng đẳng - 10/9-12/10
  • Chiến dịch Tân Phổ - 15/10-14/12
  • Chiến dịch Bình Tuy - 18/10-14/12
  • Chiến dịch Bình Hán - 24/10-2/11
  • Chiến dịch Sơn Hải Quan - 15/11

Yếu tố Quốc tế

Tháng 2 năm 1945 tại Hội nghị Yalta Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh ra quyết định để giảm chi phí chiến tranh cho Hoa Kỳ, không cần sự đồng ý của chính phủ Trung Hoa dân quốc, đã chấp thuận cho Liên Xô thuê cảng Đại LiênLữ Thuận Khẩu và sử dụng tuyến đường sắt Đông Thanh và Nam Mãn thuộc khu vực Đông Bắc.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945 Quốc Dân Đảng và Liên Xô ký "Trung-Xô hữu hảo đồng minh hiệp ước", trong đó Trung Quốc đồng ý cho Ngoại Mông trưng cầu dân ý về vấn đề tương lai, đồng thời Liên Xô không tham gia hỗ trợ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào cuối tháng 12 theo tuyên bố Potsdam, bộ trưởng 3 nước Anh, Liên Xô, Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp tại Moskva. Về Trung Quốc, ba nước đã nhất trí rằng Trung Quốc nên thành lập một chính phủ dân chủ thống nhất, Chính phủ cần có sự tham gia rộng rãi, và chiến tranh dân sự cần ngừng bắn. Ba nước đồng ý sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đã nói rằng quân đội Liên Xô đóng quân ở phía đông bắc đã hoàn tất việc giải giáp quân Nhật và cho hồi hương; nên chính phủ Trung Quốc yêu cầu việc rút quân đội Liên Xô đóng quân ở vùng Đông Bắc sẽ được hoãn lại đến tháng 2 năm 1946. Ngoại trưởng Mỹ lưu ý rằng nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ ở miền Bắc Trung Quốc là việc thực hiện các giải trừ quân bị và hồi hương quân Nhật. Sau khi quân đội Trung Quốc có thể độc lập và tự chịu trách nhiệm, quân đội Mỹ sẽ rút quân ngay lập tức.